VMWare [LAB 02] Cài đặt vCenter Server 8.0 trên ESXi

HanaLink

Junior – IT Sơ cấp
Mar 11, 2022
117
15
18
24
Ho Chi Minh City
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt VMware vCenter Server version 8.0 trên ESXi.

vCenter Server đóng vai trò quản trị tập trung cho các máy chủ ESXi và máy ảo được kết nối trong hệ thống mạng và vận hành trên nền Linux.
1710749774615.png


I. Chuẩn bị


  • File ISO cài đặt vCenter version 8.0
  • DNS Server và NTP Server
  • Window Server để deploy vCenter (có thể sử dụng laptop của các bạn cũng được nhé, đảm bảo laptop của bạn kết nối được với ESXi host muốn cài đặt vCenter)
Bước 1: Truy cập và đăng nhập vào trang Download VMware:
1710736806798.png


Bước 2: Vào mục Download > VMware vSphere 8.0. Tại đây các bạn sẽ có các tùy chọn phiên bản Product để cài đặt:
  • Essentials: bao gồm các bộ giải pháp VMware dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm các tính năng cơ bản của ảo hóa vSphere để cho phép quản lý các máy ảo và tài nguyên máy chủ.
  • Standard: cung cấp một bộ tính năng mở rộng hơn so với VMware Essentials. Bao gồm các tính năng như VMotion, Storage vMotion, và High Availability, giúp tự động chuyển đổi máy ảo và quản lý tài nguyên lưu trữ để tối ưu hiệu suất và khả năng sẵn sàng
  • Enterprise: bộ giải pháp mở rộng dành cho các doanh nghiệp lớn và phức tạp. Bao gồm các tính năng nâng cao như Distributed Resource Scheduler (DRS) và Distributed Switch, giúp tối ưu hóa tự động tài nguyên máy chủ và mạng để đảm bảo hiệu suất và sẵn sàng cao.
  • Desktop: cung cấp các giải pháp ảo hóa dành cho môi trường máy tính cá nhân và VDI (Virtual Desktop Infrastructure). Bao gồm VMware Horizon và VMware Workstation, giúp triển khai và quản lý môi trường máy tính ảo cho người dùng cuối.
Mình sẽ sử dụng bộ VMware vCenter Standard, chọn GO TO DOWNLOADS:
1710737141749.png


Bước 3: Chọn DOWNLOAD NOW ở mục VMware vCenter Server Appliance (trường hợp nếu tài khoản các bạn không có license thì các bạn cứ chọn Donwload Trial và sẽ được dùng thử 60 ngày sau khi Register tài khoản):
1710737225979.png


II. Cài đặt vCenter


Bước 1: Sau khi download iso cài đặt vcenter, tiến hành chuột phải file ISO > Mount để tiến hành cài đặt như một CD/DVD:
1710745483928.png

Chọn Open:
1710745557600.png

Hoặc trường hợp nếu không xuất hiện popup trên các bạn có thể tìm thấy ổ đĩa DVD bên ngoài:
1710745812063.png


Bước 2: Truy cập theo đường dẫn "E:\vcsa-ui-installer\win32" và chạy tệp installer.exe:
1710746160703.png


Bước 3: Chọn Install:
1710746249645.png


Bước 4: Stage 1 chúng ta sẽ tiến hành cài đặt vCenter, chọn Next:
1710746355588.png


Bước 5: Tích chọn I accept the terms of the license agreement. và chọn Next:

1710746456329.png


Bước 6: Nhập các thông tin IP của ESXi host muốn cài đặt vCenter, port HTTPS để truy cập cũng như tên và mật khẩu cho tài khoản quản trị của hệ thống ESXi, sau đó chọn Next và chờ vCenter kiểm tra kết nối đến ESXi:
1710755629867.png

Có thể xuất hiện cảnh báo về Certificate, chọn Yes để tiếp tục:
1710747013211.png


Bước 7: Cấu hình thông tin tên của vCenter và mật khẩu cho tài khoản root, sau đó chọn Next:
1710747250076.png


Bước 8: Tiếp theo các bạn chọn Size và Storage tương ứng cho nhu cầu hệ thống muốn triển khai, như trong bài lab này mình sẽ chọn Size là Medium và Storage là Default, sau đó chọn Next:
1710747459102.png


Bước 9: Chọn Datastore cho hệ thống vCenter, đây là phần các bạn cấp cho người dùng sử dụng để cài đặt VM trên hệ thống vCenter của mình. Đồng thời tích chọn Enable Thin Disk Mode (đây là tính năng cấp storage động cho VM, VM sử dụng bao nhiêu thì sẽ cấp bấy nhiêu cho VM chứ không gán cứng lần đầu cho VM giúp tiết kiệm được bộ nhớ của datastore). Sau đó chọn Next:
1710747595432.png


Bước 10: Cấu hình các thông tin liên quan đến vCenter Server, lưu ý một số mục thông tin:
  • Network: lựa chọn card mạng trên ESXi host dùng cho IP quản trị của vCenter giao tiếp với hệ thống
  • FQDN: Nhập thông tin tên miền của vCenter tương ứng với IP quản trị (đảm báo đã cấu hình thông tin này trên DNS Server)
  • IP address, Subnet mask Default Gateway: IP dùng để quản trị hệ thống vCenter
  • DNS Server: nhập thông tin của DNS Server
1710755717196.png


Bước 11: Kiểm tra lại các thông tin cấu hình cho vCenter và chọn Finish để tiến hành quá trình cài đặt vCenter trên ESXi:
1710755927444.png

Chờ quá trình cài đặt diễn ra, đảm bảo không tắt trình cài đặt và giữ kết nối giữa máy Window và ESXi:
1710748267972.png


Bước 12: Sau khi hoàn thành Stage 1, chọn Continue để tiếp tục set up cho vCenter ở Stage 2:
1710757637774.png


Bước 13: Chọn Next:
1710749897754.png


Bước 14: Cấu hình thông tin Time cho hệ thống vCenter, có 2 lựa chọn cấu hình:
  • ESXi Host: đồng bộ Time với ESXi host
  • NTP Server: đồng bộ Time với NTP Server
Mình sẽ chọn NTP Server, điền thông tin IP của NTP Server. Với lựa chọn SSH Access thì tùy vào nhu cầu quản trị vCenter mà các bạn có thể tùy chọn thành Activated (ngoài quản trị vCenter thông qua GUI thì các bạn có thể SSH để cấu hình CLI cho vCenter như một máy Linux), sau đó chọn Next:
1710750174557.png


Bước 15: Cấu hình thông tin Domain, các bạn có thể sử dụng domain local của vsphere hoặc chọn Join an esxisting SSO domain trong trường hợp các bạn đã có domain, sau đó cấu hình thông tin mật khẩu cho tài khoản Administrator và chọn Next:
1710750428469.png


Bước 16: Các bạn có thể tích chọn Join the VMware's Customer Experience Improvement Program (CEIP), đây là tính năng giúp VMware thu nhập thông tin trải nghiệm của người dùng trong quá trình sử dụng, sau đó chọn Next:
1710750588265.png


Bước 17: Kiểm tra các thông tin cấu hình và chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt cho vCenter:
1710757779846.png

Chọn OK để tiếp tục:
1710750715672.png

Theo dõi tiến trình cài đặt cho Stage 2, đảm bảo không tắt ứng dụng và kết nối giữa máy Window với ESXi:
1710757832044.png

Khởi tạo thành công sẽ nhận được thông tin như sau:
1710759043204.png


Bước 18: Tiến hành truy cập vCenter và đăng nhập bằng tài khoản administrator@vsphere.local đã tạo trước đó:
1710759522714.png


Như vậy đã xong phần tạo vCenter. Trong bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn cách thêm các ESXi Host vào vCenter. Chúc mọi người thành công :">
 

Attachments

  • 1710736779920.png
    1710736779920.png
    156.2 KB · Views: 0
  • 1710737472017.png
    1710737472017.png
    25.9 KB · Views: 0
  • 1710746795111.png
    1710746795111.png
    115.2 KB · Views: 0
  • 1710746911965.png
    1710746911965.png
    115.3 KB · Views: 0
  • 1710748027292.png
    1710748027292.png
    128.1 KB · Views: 0
  • 1710748217050.png
    1710748217050.png
    145 KB · Views: 0
  • 1710749613603.png
    1710749613603.png
    16.2 KB · Views: 0
  • 1710749860324.png
    1710749860324.png
    124.2 KB · Views: 0
  • 1710749969612.png
    1710749969612.png
    117.9 KB · Views: 0
  • 1710750667098.png
    1710750667098.png
    142.5 KB · Views: 0
Last edited:

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu