Chapter 4.1 Overview IS-IS protocol - Part 1

root

Leader IT/Architect
Dec 31, 2012
1,153
72
48
IS-IS là 1 giao thức thường được dùng trong các ISP vì nó có nhiều tính năng nổi trội. Có thể nói IS-IS là 1 giao thức khá phức tạp nên khi các bạn đọc IS-IS hãy bình tĩnh :).
Sau đây sẽ là loạt bài về IS-IS

I. Overview IS – IS

1. Lịch sử IS IS
- Được phát triển vào thập niên 80 bởi công ty DEC và được công nhận bởi tổ chức ISO
- IS-IS (Intermediate System to Intermediate System) là một giao thức định tuyến IGP.
- IS-IS được xem là giao thức định tuyến cho mô hình OSI
- Việc tạo ra IS-IS là một phần trong sự nỗ lực tạo ra một giao thức chuẩn quốc tế có thể cạnh tranh với TCP/IP. IS-IS được phát triển để đáp ứng:
  • Một giao thức không mang tính độc quyền.
  • Hỗ trợ dải địa chỉ rộng và phân cấp
  • Một giao thức hiệu quả, cho phép hội tụ nhanh, chuẩn xác và ít gây quá tải mạng.
- Tuy nhiên, sau này internet được xây dựng trên nền TCP/IP đã chiếm ưu thế nên IS-IS đã thay đổi để hỗ trợ IP với tên gọi Integrated IS-IS (IS-IS tích hợp)
- Những năm gần đây, IS-IS vươn lên như một giao thức định tuyến cho IPv6 hay sử dụng với MPLS. Thêm vào đó là các ưu điểm của IS-IS cũng được nhắc tới như: IS-IS là một giao thức độc lập, mở rộng tốt, và có khả năng xác lập định tuyến theo ToS (Type of Service - Kiểu dịch vụ)

2. Tính năng

- Là giao thức Link state
- Hỗ trợ VLSM
- Sử dụng thuật toán Dijkstra’s SPF
- Hội tụ nhanh
- Sử dụng gói tin Hello để thiết lập AdjacenciesLSP để trao đổi thông tin bảng định tuyến (link-state information)
- Hiệu quả trong việc sử dụng Bandwidth, RAM, CPU
- Hỗ trợ 2 mức định tuyến
  • Level 1: Xây dựng topology chung của các system ID trong cùng 1 area với đường đi tốt nhất
  • Level 2: Trao đổi thông tin giữa các Area. Xác định traffic đến 1 area với đường đi tốt nhất


3. Intergrated IS-IS

- Trong mô hình OSI
  • Router được coi như một IS (Intermediate System - Hệ thống trung gian)
  • PC đuợc coi như một ES (End System - Hệ thống đầu cuối).
=>IS-IS là giao thức định tuyến Router tới Router.

- CLNP (Connectionless Network Protocol): Lớp Network trong mô hình OSI được gọi là CLNP và được sử dụng cho CLNS
- CLNS (Connectionless Network Service): IS-IS là 1 giao thức hoạt động trên OSI, nó sử dụng CLNS như 1 Router-ID để nhóm các Router vào các Area. Thực tế CLNS chỉ có ý nghĩa tượng trưng


3. Routing level:
- Hỗ trợ 4 mức level routing
  • level 0: dùng giao tiếp End system tới Intermediate System (ES –IS: router với máy)
  • Level 1: dùng để trao đổi thông tin trong một Area. Sử dụng LSP level 1 tương tự như LSA 1&2 trong OSPF (internal area)
  • Level 2: dùng để trao đổi thông tin backbone giữa các Area. Sử dụng LSP level 2 tương tự như LSA 3,4,5 trong OSPF (other area)
  • Level 3: được sử dụng giữa Autonomous System (AS) và khu vực Interdomain Routing Protocol (IDRP). => Giữa các IS-IS domain
- Nhưng cisco chỉ hỗ trợ 2 level routing: level 1 và level 2.



4. Router Level:

- Router có thể ở trong level 1, level 2 hoặc trong cả hai
  • Router level 1: sử dụng LSP để xây dựng topology cho khu vực nó thuộc về, area local
  • Router Level 2: sử dụng LSP để xây dựng topology giữa các area khác nhau (tương đương router backbone trong OSPF)
  • Router level 1-2 làm chức năng của cả 2 con trên. (tương đương ABR trên OSPF)



5. Area

- Trong IS-IS mỗi Router chỉ thuộc 1 area (khác với OSPF)
- IS-IS thì flexible (linh hoạt) hơn khi mở rộng backbone



- OSPF thì mỗi link thuộc 1 area nhưng Router thì có thể thuộc nhiều area



- Đường màu hồng là backbone, tất cả router nằm trên đường màu hồng sẽ có thể thấy nhau.



6. DIS
- Giống như một DR trong OSPF, ở IS-IS một DIS được dùng để mô phỏng các kết nối point to point đi qua môi trường multi-point. Do vậy một DIS đôi khi còn được gọi là một pseudonode (nút ảo).




- Mặc dù có nhiều điểm giống nhau, nhưng DIS vẫn có nhiều điểm hơi khác so với OSPF:
  • DIS nằm cả ở level 1 và level 2, và không có một DIS dự phòng.
  • Trong IS-IS cho phép một Router mới khi có priority cao hơn DIS sẽ được phép cướp quyền và trở thành DIS mới.
  • Trong OSPF, số lượng adjacency ít vì mỗi Router chỉ thiết lập mối quan hệ Adjacency với DR và BDR, còn trong IS-IS, mỗi Router đều thiết lập Adjacency với mọi Router khác trên đường dây.
  • Các gói tin LSP chỉ được gửi bởi DIS với vai trò của một psenudonode.
- Bầu chọn DIS dựa trên các tiêu chí
  • Priority của interface nào cao nhất
  • SNPA (MAC) lớn nhất

7. intergrated (or dual) IS-IS

- Ban đầu IS-IS thì chỉ dành cho có CLNS protocol (chỉ dành cho chuẩn OSI).
- Nhưng vì sau này IP phổ biến hơn nên IS-IS hỗ trợ luôn ip nên nó được gọi chính xác là intergrated IS-IS.
=> IS-IS tạo ra 2 bảng: 1 cho IP và một cho CLNS.
  • Khi đẩy gói đi nó sẽ tra vào bảng routing IP tương ứng với con router nào.
  • Sau đó nó sẽ tra bảng CLNS address để tìm ra chính xác vị trí con router định tuyến IS-IS.
- Tất cả thông tin IP thực chất sẽ được bọc trong PDU (CLNS protocol) để chuyển gói đi chứ không send trong ip packet.
- Mỗi router chạy IS-IS chỉ có duy nhất một address CLNP (CLNP address đại diên cho một router, chứ không đại diện cho từng interface).




Kết luận: Từ bài viết trên chúng ta có thể rút ra 1 vài điểm tương đồng và khác nhau giữa OSPF và IS-IS
- Giống nhau giữa IS-IS và OSPF
  • Link-state representation, aging timers, and LSDB synchronization
  • SPF algorithms
  • Update, decision, and flooding processes
  • VLSM support
- Chỉ khác là aging timers của OSPF thì đếm lên từng giây tại thời điểm nó vừa nhận LSA. Còn IS-IS thì đếm ngược từ khi nó nhận LSP.
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu