Bài 2: File system linux

root

Leader IT/Architect
Dec 31, 2012
1,153
72
48
- Hệ điều hành Linux coi tất cả đều là các file thậm chí cả các thiết bị, ổ đĩa. Nó quản lý tất cả trên một "hệ thống tệp tin" duy nhất, bắt đầu ở gốc là một thư mục "root" và đây là thư mục ở mức cao nhất.
- Bạn có thể dùng lệnh ls để liệt kê các thư mục và tệp tin nằm trong root như sau:
# / đại diện cho thư mục root.
$ ls /

- Bạn nên chú ý là Linux sử dụng dấu gạch xuôi / thay vì gạch ngược \ trong Windows.

tree.jpg
Sau đây là mô tả chi tiết các thư mục chính:

1. / – Root
- Đây là thư mục ở mức cao nhất như đã nói ở trên. Tất cả các file và thư mục đều nằm trong thư mục này.

2. /sbin – System Binaries

- Chứa đựng các file thực thi dạng binary (nhị phân) của các chương trình cơ bản giúp hệ thống có thể hoạt động.
- Còn một thư mục mà nó chứa các file thi hành cho hệ thống là /usr/sbin/. Nhưng các chương trình ở đây không được sử dụng để bảo trì hệ thống.
- Các lệnh bên trong /sbin thường được dùng cho các mục đích là duy trì quản trị hệ thống.
- Các lệnh này yêu cầu phải có quyền root.
ví dụ: reboot, iptables, fdisk, init, ifconfig v.v..
- Để liệt kê, bạn dùng lệnh
ls /sbin/ |more
3. /bin – User Binaries
- Chứa rất nhiều ứng dụng khác nhau dùng được cả cho việc bảo trì hệ thống, cũng như các lệnh cho người dùng thông thường.
- Cũng giống như sbin, thư mục /usr/bin cũng chứa các file có chức năng tương tự như /bin.
- Thư mục này thông thường chứa hệ vỏ (Shell), cũng như rất nhiều lệnh hữu dụng như:
cp (sao chép), mv (di chuyển), cat, ls…​
- Để liệt kê, bạn dùng lệnh
ls /bin/ |more

4. /etc – Configuration Files

- Chứa file cấu hình cho các chương trình hoạt động. Thường là các file dạng text thông thường.
- Chức năng của nó gần giống với "Control Panel" trong Windows.
Ví dụ:

  • /etc/resolv.conf (cấu hình dns-server )
  • /etc/network dùng để quản lý dịch vụ network
- Ở /etc có một thư mục quan trọng đó là /etc/rc.d. Nơi đây thường chứa các scripts dùng để start, stop, kiểm tra status cho các chương trình.


5. /boot – Boot Loader Files
- Chứa các file khởi động và cả kernel là vmlinuz. Trong các Distro gần đây, nó cũng chứa cả dữ liệu cho grub.
- Phần mềm khởi động Grub (GRand Unified Boot loader) ngày nay được sử dụng khá phổ biến.

6. /dev – Device Files
- Chứa file đại diện cho phân vùng ổ cứng, các thiết bị ngoại vi như USB hoặc bất kì thiết bị nào gắn vào hệ thống.
- Ví dụ:
  • /dev/sdb1 là tên của USB bạn vừa cắm vào máy, để mở được USB này bạn cần sử dụng lệnh mount với quyền root:
# mount /dev/sdb1 /tmp

  • /dev/sda : đây là ổ đĩa SATA thứ nhất
  • /dev/cdrom : ổ CD
  • /dev/ttyS0 : cổng COM1
7. /media – Removable Media Devices
- Chứa thư mục dùng để mount cho các thiết bị removable(di động).
- Ví dụ:
  • /media/cdrom cho CD-ROM.
  • /media/data cho các phần vùng đĩa cứng.
  • /media/floppy cho ổ đĩa mềm, v.v..
8. /mnt – Mount Directory
- Thư mục mount tạm thời nơi mà người quản trị hệ thống có thể mount các tập tin hệ thống.
- Sau khi được mount vào đây, các thiết bị hay ổ cứng được truy cập từ đây như là một thư mục.
- Trong một số hệ điều hành, các ổ đĩa chưa được gắn sẵn vào hệ thống bởi “fstab” sẽ được gắn ở đây.
- Vd:
# mount /dev/sda2 /mnt
 
9. /home – Home Directories
- Thư mục này chứa thông tin, dữ liệu , cấu hình riêng cho từng user. Nó giống như thư mục "C:\Documents and Settings" trong Windows.

10. /proc – Process Information

- Chứa đựng thông tin về quá trình xử lý của hệ thống, các thông tin về các process đang chạy
- Đây là một virtual filesystem chứa đựng các thông tin tài nguyên hệ thống.
Ví dụ: /proc/cpuinfo cung cấp cho ta thông số kỹ thuật của CPU. Để xem bạn dùng lệnh 'cat':
$cat /proc/cpuinfo
11. /usr – User Programs
- Chứa các file binary, library, tài liệu, source-code cho các chương trình đang chạy ở level 2 của hệ thống. Trong đó:
- /usr/bin
  • chứa file binary cho các chương trình của user.
  • Nếu như một user trong quá trình thực thi một lệnh ban đầu sẽ tìm kiếm trong /bin, nếu như không có thì sẽ tiếp tục nhìn vào /usr/bin.
  • Ví dụ một số lệnh như at. awk, cc...
- /usr/sbin
  • chứa các file binary cho system dưới quyền system admin.
  • Nếu như ta không tìm thấy các file system binary bên dưới /sbin thì ta có thể tìm ở trong /usr/sbin.
  • Ví dụ một số lệnh như cron, sshd, useradd, userdel
- /usr/etc lưu nhiều file cấu hình của hệ thống

- /dev/pty* Driver hỗ trợ terminal giả, dùng cho việc đăng nhập từ xa, chẳng hạn như những phiên đăng nhập qua Telnet.
- /usr/src
  • Chứa các thư mục mã nguồn của nhiều chương trình trên hệ thống.
  • Nếu nhận được gói phần mềm chờ cài đặt, bạn nên lưu vào /usr/src/tên-gói trước khi cài đặt.
- /usr/lib chứa các file libraries cho các chương trình trong /usr/bin/usr/sbin
- /usr/local
  • dùng để chứa chương trình của các user, các chương trình này được cài đặt từ source.
  • Ví dụ khi ta install apache từ source thì nó sẽ nằm ở vị trí là /usr/local/apache2
12. /var – Variable Files
- Chứa đựng các file có sự thay đổi trong quá trình hoạt động của hệ điều hành cũng như các ứng dụng. Ví dụ:
  • /var/log nhật ký của hệ thống
  • /var/lib database file
  • /var/mail email
  • /var/spool Các hàng đợi in ấn
  • /var/lock lock file
  • /var/tmp Các file tạm thời cần cho quá trình reboot
  • /var/www Dữ liệu cho trang web
13. /lib – System Libraries
- Chứa các file thư viện dùng chung của hệ thống.
- Tên của các file library thường là: ld* or lib*or .so.* .
- Ví dụ: libc.so.* (Thư viện C).

14. /tmp – Temporary Files

- Thư mục này chứa các file được tạo với mục đích dùng tạm thời bởi hệ thống cũng như user.
- Các file trong thư mục này sẽ bị xóa đi khi hệ thống reboot hay shutdown.

15. /opt – Optional add-on Applications
- Chứa các phần mềm và phần mở rộng không nằm trong phần cài đặt mặc định, thường là của hãng thứ ba.

16. /lost+found

- Vì một lý do bất ngờ nào đó như lỗi phần mềm, mất điện v..v, hệ thống có thể đổ vỡ. Khi khởi động lại, hệ thống sẽ kiểm tra lại hệ thống filesystem bằng lệnh fchk và cố gắng phục hồi lại các lỗi mà nó tìm thấy.
- Kết quả của việc này sẽ được lưu giữ trong thư mục /lost+found.
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu