root

Leader IT/Architect
Dec 31, 2012
1,153
72
48
2.3. Nic Teaming
  • Để tăng tính sẵn sàng, một vSphere Standard Switch có thể kết nối tới một hoặc nhiều Uplink port thông qua tính năng NIC Teaming (gom nhiều Physical Ethernet adapter lại).
  • Tính năng NIC Teaming cho phép chia tải (load balancing) đồng đều giữa 2 card vật lý trên ESXi host, đồng thời cũng failover (dự phòng) nếu có một trong 2 card bị chết.
  • Có 4 phương thức Load-Balancing được vSphere hỗ trợ
    • Route based on the originating virtual port ID
    • Route based on source MAC hash
    • Route based on IP hash
    • Use explicit failover order


2.3.1. Route based on the originating virtual port ID

- Phương thức cân bằng tải này dựa trên cơ chế mỗi port trong một. Bằng cách chia đều port cho các card physical như hình sau

  • Nhược điểm:
    • Nếu một VM có 2 vNic dùng chung một physical Nic thì việc cân bằng tải không hiệu quả
    • Tại một thời điểm một vNIC chỉ có thể đi ra một physical NIC. Nên phương thức này không thể xem như một phương thức cân bằng tải hiệu quả.


2.3.2. Route based on source MAC hash

- Với phương thức “Route based on the originating virtual port ID” thay vì dựa theo thứ tự port để phân chia ra các physical NIC thì với phương thức thứ hai này lại dựa vào MAC address của vNIC để phân chia việc mapping physical nên gần như kết quả không gi mới mẻ so với phương thức đầu.
Đển với phương thức thứ 3 cũng là phương thức được đánh giá là giải quyết được bài toán Load Balancing thực sự



2.3.3. Route based on IP hash

- Tại sao phương thức này được đánh giá cao về loadbalancing, đó chính là vì phương thức chọn physical NIC của nó cực kỳ linh động với nhiều trường hợp.
- Phương thức của nó dựa trên việc
băm (IP source + IP dest) và kết quả đó sẽ được dùng để quyết định lần lượt mỗi des IP khác nhau sẽ đi ra một physical NIC khác nhau.
-
Ưu điểm:

  • Giải quyết bài toán là tại một thời điểm có thể dùng cả physical NIC. Điển hình với 2 physical NIC 1GB chúng ta có thể đạt tới mức sử dụng 2GB thay vì dùng 2 phương thức trên chỉ tối đa một NIC 1GB.
  • Nhược điểm:
    • Tuy nhiên nó không có lợi trong trường hợp một session truyền tải một lượng lớn data vì tất cả cũng chỉ sẽ đi qua một uplink do chi có một dest duy nhất trong một session. Vì vầy kết quả HASH sẽ giống nhau nên không load-balancing được
    • Ngoài ra với kiểu thiết kế dùng Route baed on IP hash thì các up link phải cũng nối vào một physical switch để không gặp tình trạng một physical switch sẽ thấy MAC VM trên nhiều port switch khó để dự đoán NIC nào sẽ nhận được gói tin trả về.
    • Chú ý một điều “Route based on IP hash” chỉ quản lý chiều đi còn chiều về là tùy thuộc switch physical nhưng do switch physical đều lưu bảng MAC table “có nhiều port ra cho cùng một MAC address hiển nhiên nó sẽ broadcast ra các port đó”.
=> Nên thường thiết kế kết hợp với Ethernet Channel để đạt hiệu quả cao hơn cho cả hai chiều.
Bên cạnh đó với thiết kế các uplink hoạt động dạng Ethernet Channel trên physical switch thì chỉ có một policy là route based on IP hash là có thể sử dụng trong trường hợp này.

2.3.4. Use explicit failover order
  • Phương thức này hoạt động dựa theo thứ tự sắp xếp các NIC trong bảng như bên dưới để quyết định NIC hoạt động. Khi card vmnic1 chết thì card vmnic2 sẽ lên thay thế.
  • Như vậy nếu vSwitch của bạn có nhiều uplink thì nó chỉ sử dụng được 1 uplink.
  • Phương thức này thực sự không phải là 1 phương thức Load-Balancing.
 
Last edited:

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu